当前位置:一念之差网 > 热点 > 文章详情
Kiểm tra miệng đầu giờ thế nào để bớt áp lực nhưng vẫn hiệu quả?
作者:lyhyt时间: 2024-10-16 16:46:27热点

Mới đây,ểmtramiệngđầugiờthếnàođểbớtáplựcnhưngvẫnhiệuquả Sở GD-ĐT TP.HCM đã yêu cầu giáo viên không kiểm tra miệng đầu giờ theo kiểu “kêu bất chợt, hỏi bất ngờ”, bởi việc này sẽ vô tình gât áp lực cho học sinh. Ngay khi đề xuất này được đưa ra đã thu hút nhiều sự quan tâm, chú ý của dư luận.

Thầy Đinh Đức Hiền, giáo viên Sinh học Hệ thống giáo dục FPT cho rằng, chúng ta đang nhầm lẫn giữa hình thức và nội dung. Hình thức kiểm tra đầu giờ, kiểm tra miệng không xấu, cái chưa tốt ở đây là nội dung kiểm tra, cách đặt câu hỏi.

“Chúng ta không thể nào vì nội dung làm không tốt mà đi đổ lỗi cho hình thức và cấm nó được. Thực tế lâu nay có nhiều giáo viên sử dụng hình thức này để gây khó cho học sinh, ít ý nghĩa tích cực. Mục đích kiểm tra đầu giờ thứ nhất là để tái hiện kiến thức, thứ hai là khơi gợi mở ra kiến thức mới, nếu chỉ kiểm tra học thuộc lòng là cách làm máy móc, và cũng chỉ đạt được mức độ thấp nhất trong thang đánh giá là ghi nhớ. Cái cần ở đây là đổi mới kĩ năng, phương tiện, nội dung chứ không phải thời điểm kiểm tra”, thầy Hiền nhấn mạnh.

Theo thầy Đinh Đức Hiền, thực tế tính chủ động của học sinh hiện nay còn chưa tốt, việc kiểm tra ở một mức nào đó vẫn là một áp lực khiến học sinh chuẩn bị bài ở nhà là tốt hơn. Mục tiêu của chương trình mới là xây dựng năng lực tự học cho học sinh, tuy nhiên việc này không thể đạt được trong một sớm một chiều, “đừng nên lý tưởng hóa ngay lúc này mà không nghĩ đến thực tế”.

Thầy Hiền cũng khẳng định rằng, không có kiểm tra nào là không có áp lực, học tập và làm việc vẫn cần có cần áp lực để phát triển. Vấn đề ở chỗ áp lực đó tiêu cực hay tích cực mà thôi.

Điều này liên quan đến kĩ năng đặt câu hỏi, tự trau dồi các phương pháp kiểm tra đánh giá của chính giáo viên. Muốn vậy, giáo viên cần linh hoạt, đa dạng, hướng đến nhiều mục tiêu đánh giá khác nhau. Chẳng hạn giáo viên hoàn toàn có thể kiểm tra học sinh bằng các trò chơi: đuổi hình bắt chữ, thi đấu trên các app… lúc đó áp lực đối thoại 1-1 giữa giáo viên và học sinh chuyển thành áp lực thi đấu, cạnh tranh trong lớp học.

“Việc của nhà trường và gia đình là trang bị khả năng thích ứng của đứa trẻ, một thái độ sống tích cực, chứ không phải chỉ có niềm vui khi đi học, vì đi học cũng là cuộc sống’, thầy Hiền nói.

Cùng trao đổi về vấn đề này, chuyên gia phương pháp học Nguyễn Đình Sơn, Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, về mặt tâm lý, việc kiểm tra việc đầu giờ theo kiểu bất chợt, hỏi bất chợt sẽ khiến học sinh có tâm lý lo lắng  bởi không biết thầy cô có gọi tên mình hay không. Có những trường hợp học sinh bị gọi lên bảng 1-2 lần nhưng không thuộc bài sẽ có tâm lý ngại ngùng, xấu hổ, trốn tránh thầy cô, bạn bè. Hình thức kiểm tra này cũng tạo ra tâm lý học vẹt, các em khó học sâu kiến thức mà chỉ học để đối phó, trả bài thầy cô. Song không phải vì thế mà xóa bỏ hình thức kiểm tra miệng.

Chuyên gia Nguyễn Đình Sơn cho rằng, thầy cô nên kiểm tra miệng bằng những bài tập nhóm, ở đó các em được vận dụng các tài liệu liên quan để biến thành kiến thức của mình, hoặc đưa ra các hình thức kiểm tra dạng hỏi đáp, gợi nhớ kiến thức đã học cho học sinh. Tuy nhiên, với phương pháo này, giáo viên sẽ mất nhiều thời gian hơn, trong khi mỗi tiết học lại chỉ có 45 phút. Ngoài ra, chuyên gia này cũng gợi ý giáo viên có thể kiểm tra nhanh dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm.

Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, Giám đốc Sở GD-ĐT chỉ yêu cầu giáo viên không được kiểm tra đầu giờ một cách đột xuất, bất ngờ… và không phải cấm việc kiểm tra bài đầu giờ. Theo đó, bài kiểm tra diễn ra 2 hình thức là thường xuyên và đầu kỳ. Kiểm tra thường xuyên gồm nhiều hình thức, trong đó, có kiểm tra miệng (vấn đáp). Tuy nhiên, giáo viên cần có kế hoạch kiểm tra và kiểm tra để biết học sinh có nắm kiến thức hay không.

Ông Minh khẳng định Sở GD-ĐT TP.HCM chủ trương không kiểm tra đột xuất, chứ không phải cấm kiểm tra miệng đầu giờ. Việc kiểm tra đột xuất, bất ngờ thường tạo hoặc gây áp lực cho học sinh ngay từ đầu buổi học, khiến các em lo lắng... Do đó, việc kiểm tra đột xuất, bất ngờ là không được thực hiện.

Trước đó tại Hội nghị tổng kết năm học 2022 - 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2023-2024, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, yêu cầu không được kiểm tra đầu giờ bất chợt. Ông Hiếu cho rằng, hiện nay vẫn còn tình trạng thầy cô vào đầu giờ kiểm tra bài cũ theo kiểu kêu bất chợt, hỏi bất chợt. Điều này gây áp lực, căng thẳng cho học sinh, trong khi đó, nhiều học sinh vừa đến trường, vừa ăn sáng, ôn bài và lo lắng bị hỏi bài cũ. Theo đó, để nâng cao chất lượng, trường học cũng phải hạnh phúc, học sinh đến trường vui vẻ, không bị căng thẳng. Nếu thầy cô cứ "gọi bất chợt, hỏi bất chợt" không những làm cho học sinh căng thẳng, còn không mang lại giá trị gì cho các em.

声明:本站所发布的文字与配图均来自互联网改编或整理,我们不做任何商业用途,版权归原作者所有,由于部分内容无法与权利人取得联系,如侵权或涉及违法,请联系我们删除,如需转载请保留原文地址:http://mobile.dalian183.cn/html/59c799430.html