首页娱乐 > 正文

Thổi “luồng gió mới” vào công cuộc xây dựng NTM ở vùng biên xứ Nghệ

2024-10-16 23:29:37本站
Chương trình xây dựng NTM thời gian qua ghi nhận nhiều điểm sáng góp phần nâng cao đời sống và đẩy mạnh phát triển kinh tế ở Nghệ An,ổiluồnggiómớivàocôngcuộcxâydựngNTMởvùngbiênxứNghệ trở thành những miền quê đáng sống.

Nghệ An có 27 xã thuộc 6 huyện, có đường biên giới tiếp giáp với 3 tỉnh nước bạn Lào. Trong giai đoạn mới 2021-2025, tỉnh Nghệ An đang đặt ra quyết tâm lớn trong lộ trình thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM ở khu vực miền núi.

Nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các xã biên giới tỉnh Nghệ An, từ năm 2018, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 61/QĐ-TTg ngày 12/1/2018 phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 27 xã khu vực biên giới tỉnh Nghệ An, nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng.

Ngày 13/12/2020 HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 24/2020/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng NTM giai đoạn 2021 -2025. Theo đó, Nghị quyết đã nâng mức hỗ trợ cho các xã, thôn, bản thuộc 10 huyện miền núi gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương và Nghĩa Đàn.

Tỉnh đã chỉ đạo các huyện lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ các xã biên giới để xây dựng hạ tầng phát triển sản xuất; các cấp, các ngành tuyên truyền, vận động người dân các xã biên giới, tích cực chung tay góp sức thực hiện các tiêu chí; qua đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi diện mạo khu vực nông thôn nói chung và 27 xã khu vực biên giới, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Những quyết sách này được nhìn nhận là tiếp thêm “luồng gió mới” vào công cuộc xây dựng NTM ở vùng biên giới xứ Nghệ. Tới nay, bộ mặt nông thôn miền núi, nhiều bản làng vùng cao đã từng bước thay da đổi thịt. Những trụ sở làm việc, nhà văn hóa, trường học được dựng lên khang trang, sạch đẹp. Điều thực sự phấn khởi là, đời sống của bà con dân bản đã khấm khá, đổi thay rất nhanh. Nhiều mô hình phát triển kinh tế vườn rừng, vườn đồi, chăn nuôi đại gia súc, nuôi cá lồng, trồng cây dược liệu… xuất hiện cho thu nhập khá và ổn định. 

Theo báo cáo của Cục Thống kê Nghệ An, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đến hết năm 2023 là 40,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1 - 1,5%;  212 thôn/bản đạt chuẩn NTM; 485 sản phẩm được công nhận OCOP…

Ước lũy kế kết quả thực hiện trong năm 2023, Nghệ An có 313/413 xã đạt chuẩn NTM (đạt 77,61%); 61 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (chiếm 27,59%); 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (chiếm 3,76%); 10 đơn vị cấp huyện, thành phố hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM (thành phố Vinh, thị xã Thái Hòa, huyện Nam Đàn, huyện Yên Thành, huyện Nghi Lộc, thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, huyện Đô Lương, huyện Diễn Châu, huyện  Hưng Nguyên); bình quân cả tỉnh đạt 17 tiêu chí/xã.

Tại các địa bàn miền núi, nhiều xã cán đích NTM một cách tự hào. Đơn cử:

Cách thành phố Vinh hơn 200 km, Hữu Kiệm là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện nghèo biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Toàn xã có gần 5.000 nhân khẩu với đồng bào 4 dân tộc Khơ Mú, Mông, Kinh, Thái cùng sinh sống; trong đó, dân tộc Khơ Mú và Thái chiếm trên 88%, tỷ lệ hộ nghèo trên 72% (năm 2011). Thế nhưng sau 10 năm với sự nỗ lực vươn lên, chính quyền và nhân dân xã Hữu Kiệm đã làm nên kỳ tích ở huyện nghèo nhất Nghệ An và cũng là huyện nghèo nhất nước khi đạt chuẩn nông thôn mới. Người dân thay đổi nhận thức, tự lực vươn lên làm giàu không còn tư tưởng trông chờ ỷ lại như trước đây.

W-langnghe.png

Là xã miền núi đầu tiên của Nghệ An về đích NTM, giờ đây những con đường gập ghềnh lầy lội dẫn vào các bản làng Thạch Giám đã được bê tông hóa; những đồi núi trọc giờ phủ kín cây keo, cây tràm; xung quanh là các trang trại chăn nuôi trâu bò, dê… Đặc biệt, tại Thạch Giám đã hình thành 10 mô hình phát triển kinh tế điểm, có thu nhập cao như: Mô hình chăn nuôi lợn đen ở bản Phòng, bản Mác, bản Lau, bản Chắn; nuôi trâu, bò ở bản Khe Chi, bản Thạch Dương, bản Lau… 

Xã Tam Quang, huyện Tam Dương hiện đang trong lộ trình xây dựng NTM nâng cao. 7 năm trước, Tam Quang là xã biên giới đầu tiên của huyện và của tỉnh về đích NTM. Người dân ở Tam Quang đã chuyển dần sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, với nhiều mô hình nuôi, trồng hiệu quả như trồng thanh long, nuôi bò, lợn rừng… Thu nhập bình quân của bà con tăng lên đáng kể, hiện đạt 48,1 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 9,6%.

Huyện Quỳ Châu được ghi nhận thành công với việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với xây dựng Nông thôn mới. Bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến đang nỗ lực xây dựng Nông thôn mới nâng cao sau khi về đích NTM từ năm 2017.

Hiện bản có hơn 300 ngôi nhà sàn, được duy trì theo kiến trúc truyền thống của đồng bào Thái miền Tây Nghệ An, có 2 HTX dệt thổ cẩm truyền thống, 1 HTX Du lịch cộng đồng. Bản có 9 hộ tham gia xây dựng mô hình Homestay. Sản phẩm thổ cẩm Hoa Tiến đạt chuẩn 4 sao và Du lịch cộng đồng bản Hoa Tiến đạt chuẩn 3 sao OCOP cấp tỉnh.

Không thể phủ nhận, việc xây dựng NTM ở 27 xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới tỉnh Nghệ An góp phần quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh lâu dài của tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ.

Việt Nam hùng cườngMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đàMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đà Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số”Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số” ‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’ Nghịch lí của doanh nghiệpNghịch lí của doanh nghiệp Kỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượngKỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượng
文章地址:http://mobile.dalian183.cn/html/243e799226.html (转载请注明出处)
免责声明:本文仅代表作者个人观点,与本网站无关。其原创性以及文中陈述文字和内容未经本站证实,对本文以及其中全部或者部分内容、文字的真实性、完整性、及时性本站不作任何保证或承诺,请读者仅作参考,并请自行核实相关内容。