首页探索 > 正文

Trí thức trẻ và hành trình xoá mù giữa đại ngàn biên cương

2024-10-16 22:27:27本站

Có những lớp học đặc biệt,íthứctrẻvàhànhtrìnhxoámùgiữađạingànbiêncươ đã và đang diễn ra ở khu vực biên giới các huyện Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An; đặc biệt là bởi những lớp học này được tổ chức vào đêm tối; học viên là những người đồng bào dân tộc thiểu số đã lên mẹ, lên bà; đặc biệt hơn nữa, giáo viên là những tri thức trẻ của Đoàn Kinh tế Quốc phòng 4- Quân khu 4, Bộ Quốc phòng tuổi đôi mươi, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng mang tri thức xoá mù cho đồng bào mình.

Nhiệt huyết của các anh, các chị đang đóng góp một phần không nhỏ vào việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác xoá mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Khi thầy cô gọi học trò là Mệ

Tối muộn một ngày tháng 9/2023- Biên giới xã Tri Lễ, huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An trời mưa rả rích, đường vào bản Kẻm Đôn càng trở nên xa xôi, cách trở hơn bao giờ hết. Thế nhưng, Vi Hoàng Anh và các đội viên Tri thức trẻ của Đoàn Kinh tế Quốc phòng 4-Quân khu 4 (KTQP4) vẫn thầm lặng “gieo chữ” giữa đại ngàn.

Nhớ lại những ngày đầu thành lập lớn, Thượng tá Nguyễn Như Hồng, Phó chính ủy Đoàn KT-QP 4 và Tri thức trẻ Vi Hoàng Anh chia sẻ: “Đi bộ mà đi đường rừng chứ không phải đường bằng. Chủ yếu ở trên lán cả, chứ không phải khu vực tập trung. Đi 5km đường rừng, các mẹ toàn học buổi tối thì chập tối các mẹ xuống, 9h nghỉ thì đi bộ phải 10h mới lên đến lán. Cái vất vả, khó khăn của các mẹ là vừa đi học nhưng vừa phải đi làm, vừa phải nuôi con cháu, bảo đảm cuộc sống, mưu sinh gia đình và đi học”.

“Công nhận đam mê. Nhiều khi em bảo, mưa gió ri, đi xa, sáng thì dậy từ sáng sớm, trưa làm quần quật không được nghỉ trưa, về tối mò mới về nhà chưa kịp ăn, có mẹ cầm nắm xôi đi ngồi trên lớp ăn, em vừa cười vừa thương – mẹ Nguyệt ấy, có mẹ nói là đi học về mới ăn, chưa kịp ăn vì đi làm về muộn, sợ không kịp giờ học”, Thượng tá Nguyễn Như Hồng kể.

Khó khăn là vậy, nhưng đội viên Tri thức trẻ là những người con của núi rừng, bản làng, họ tràn đầy nhiệt huyết, thấu hiểu và cảm thông. Có lẽ vì vậy, mà những Trí thức trẻ của Đoàn KTQP 4 như Vi Hoàng Anh, Lô Thị Phương, hay Lỳ Bá Tu… đã vượt qua khó khăn, vượt qua chính mình, chạm đến những khát vọng nhỏ nhoi của đồng bào.

“Vừa nói tiếng kinh và dịch sang tiếng mông, dạy xong thời gian thì các mẹ đọc được. Vào nhà thì chồng không cho đi, chồng bảo nhiều việc quá, có mẹ đi học mang cả con vào trong lớp”, Vi Hoàng Anh chia sẻ.

“Sinh ra có người học lớp 1;2 có người không đi học, cứ sống thế rồi lấy chồng, sinh con. Có mẹ sinh năm 1990 mà nhìn già lắm như có tuổi í. Nói chung môn tiếng việt, bảng chữ cái ai cũng biết đọc, đánh vần và ghép chữ. Các mẹ kỳ 2 thì biết đọc rồi, còn một số mẹ đánh vần. Tính toán cộng trừ thì được rồi, nhân chia thì chưa”, Lô Thị Phương nói.

Chúng tôi đã gặp họ - Những người phụ nữ ở miền biên viễn này, sinh ra, lớn lên và mưu sinh cùng với nương rẫy. Việc đến trường là một điều gì đó xa xỉ và ít người dám nghĩ đến. Nhắc lại chuyện người đàn ông Vi Văn Viết ở bản Kẻm Đôn, xã Tri Lễ đã động viên con rể, con trai cho 5 con dâu, con gái của mình được đến lớp học chữ, xoá mù – đó là việc làm không dễ chút nào, đặc biệt với người dân nơi biên viễn này.

Khát vọng “xoá mù”, xoá nghèo

Dù chưa được tròn vành, rõ chữ, nhưng chúng tôi cảm nhận được niềm vui, khát vọng của họ - những người phụ nữ vốn lam lũ với ruộng nương, khi lần đầu tiên biết đọc, biết viết chính tên mình và bản làng mình.

“Rất cảm ơn, rất mừng khi được học xoá mù chữ. Trước không biết chữ, không biết gì thì khó. Được học, được biết đọc, biết chữ, rất mừng. Cảm ơn các thầy cô, các anh bộ đội đã đem chữ về bản dạy cho chị em phụ nữ biết đọc, biết tính toán. Các mẹ cảm ơn rất nhiều”, một học viên chia sẻ.

Thượng tá Nguyễn Như Hồng, Phó chính ủy Đoàn KT-QP 4 có lẽ là người hiểu hơn ai hết về nỗi vất vả, gian nan của đồng bào nơi đây. Hàng chục năm công tác ở vùng biên viễn này, anh không nhớ mình đã đặt chân đến bao nhiêu bản làng, cột mốc; anh tâm niệm sứ mệnh của Đoàn KTQP4 là gắn bó keo sơn với đồng bào biên giới, hỗ trợ, giúp đỡ, đồng hành. Nhưng để xoá được đói nghèo bền vững, người dân phải biết chữ, có kiến thức. Những năm qua Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 4 đã trao tặng sách vở, bút phấn hỗ trợ các học viên tham gia lớp. Trong lớp học đó, các Trí thức trẻ không chỉ dạy chữ mà còn tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ an ninh biên giới...

“Trước hết là trách nhiệm của Đoàn đứng ra chủ trì phối hợp với địa phương, địa bàn nào khó khăn thì mở lớp trước, động tác đầu tiên là đi tuyên truyền vận động các chị đến học. Ở đây có các em tình nguyện, lực lượng tiên phong, nòng cốt, đến từng hộ gia đình, trao đổi, chia sẻ, nắm bắt tâm tư nguyện vọng bà con. Xác định được khó khăn của bà con, những chị lớn tuổi mà không biết chữ, sao mà tiếp thu khoa học kỹ thuật mà theo kịp. Đi tuyên truyền vận động để gia đình cho đến lớp học là khó khăn nhất, đơn vị mà nòng cốt là các em tình nguyện đã làm được, tuyên truyền các chị đến với lớp”, Thượng tá Nguyễn Như Hồng bày tỏ.

Biên giới những ngày này, trời mưa rả rít, những âm thanh đánh vần con chữ vẫn râm ran góc núi rừng biên giới. Đó có lẽ là niềm vui không chỉ với những người “cõng chữ lên non” mà xa hơn là khát vọng vượt qua số phận đói khổ của đồng bào.

文章地址:http://mobile.dalian183.cn/html/120a799368.html (转载请注明出处)
免责声明:本文仅代表作者个人观点,与本网站无关。其原创性以及文中陈述文字和内容未经本站证实,对本文以及其中全部或者部分内容、文字的真实性、完整性、及时性本站不作任何保证或承诺,请读者仅作参考,并请自行核实相关内容。